Lịch sử Cung_vạn_quốc

Dự án và thi công

Ban đầu kế hoạch là đặt trụ sở của Hội Quốc Liên ở Bruxelles, thủ đô Bỉ, nhưng vì Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson phản đối nên Genève (Thụy Sĩ) được chọn làm địa điểm.[3]

Năm 1927 một cuộc thi kiến trúc được tổ chức để chọn thiết kế cho dự án, được mô tả như sau:

Cung dự định là trụ sở của mọi cơ quan Hội Quốc LiênGenève. Thiết kế phải cho phép sự làm việc, chủ trì và tổ chức thảo luận được độc lập và thuận tiện, trong bầu không khí bình tĩnh là nên có khi xử lý các vấn đề quốc tế.

Trong 337 bản vẽ ban giám khảo không thể chọn người chiến thắng.[4] Sau cùng thì HQL tuyển năm kiến ​​trúc sư có nhiệm vụ cùng nhau thiết kế công trình, là Julien Flegenheimer từ Thụy Sĩ, Camille Lefèvre và Henri-Paul Nénot từ Pháp, Carlo Broggi từ Ý và József Vago từ Hungary. Nénot lãnh đạo nhóm, lúc qua đời thì Broggi cầm đầu.[3] Các nước thành viên HQL góp tiền xây dựng.

Hoàn thành

Lúc dựng xong thì Cung vạn quốc là nhóm nhà lầu lớn thứ hai ở châu Âu về mặt thể tích, chỉ dưới Cung Versailles (440,000 m3 so với 460,000 m3).[5]

Mở rộng cho Liên Hợp Quốc

Sau khi Liên Hợp Quốc tiếp quản vào năm 1946 thì hai phần mở rộng được thêm vào tòa nhà. Từ năm 1950 đến năm 1952 tòa nhà "K", và tòa nhà "D" được cất thêm ba tầng để tạm đặt Tổ chức Y tế Thế giới. Tòa nhà "E" cũng gọi là "Nhà mới" được dựng từ năm 1968 đến năm 1973 làm địa điểm hội nghị. Tổng cộng khu nhà dài 600 mét, có 34 phòng hội nghị và 2.800 văn phòng, thể tích 853,000 m3.[6]

Tháng 12 năm 1988 vì Yasser Arafat không thể đặt chân đến Mỹ phát biểu nên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chuyển phiên họp thứ 29 từ Trụ sở Liên Hợp QuốcNew York đến Cung vạn quốc.[7]

Năm 2004 trong phòng Pháp phát hiện một máy nghe lén thô sơ. Từ năm 2006 đến năm 2007 phát hiện thêm ba máy nghe lén trong phòng C-108 mà không chứng minh được nước nào thám thính.[8]